Thong Ke Xsmb

Trường ĐH Kinh tế TP.HCM chính thức nâng cấp mô hình quản trị thành ĐH đa ngành, đa lĩnh vựcUEHNgày agbong88

【agbong88】Trường Đại học Kinh tế TP.HCM chính thức thành Đại học Kinh tế TP.HCM

Trường Đại học Kinh tế TP.HCM chính thức thành Đại học Kinh tế TP.HCM - Ảnh 1.

Trường ĐH Kinh tế TP.HCM chính thức nâng cấp mô hình quản trị thành ĐH đa ngành,ườngĐạihọcKinhtếTPHCMchínhthứcthànhĐạihọcKinhtếagbong88 đa lĩnh vực

UEH

Ngày 4.10, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định 1146 về việc chuyển Trường ĐH Kinh tế TP.HCM thành ĐH. Trường ĐH Kinh tế TP.HCM (UEH) chính thức trở thành một trong 7 cơ sở giáo dục ĐH tại Việt Nam hoạt động theo mô hình "ĐH đa ngành, đa lĩnh vực".

UEH sẽ là ĐH được phát triển thành "ĐH đa ngành, đa lĩnh vực", gồm 3 cấp độ quản trị: cấp ĐH (University), cấp trường thành viên (College), phân hiệu (Branch) và cấp khoa/viện (School/Institute).

Đáng chú ý nhất, người học khi tốt nghiệp các bậc trình độ ở các lĩnh vực đào tạo khác nhau vẫn nhận văn bằng tốt nghiệp của thương hiệu ĐH Kinh tế TP.HCM. Điều này đảm bảo sự gắn kết giữa cấp ĐH với trường thành viên/phân hiệu; giữa sinh viên, cựu sinh viên các thế hệ với vị thế và danh tiếng vốn có của UEH. Do đó, tên gọi "ĐH Kinh tế TP.HCM" sẽ xuất hiện trên văn bằng tốt nghiệp của tất cả bậc, hệ.

"Thống kê 1.000 ĐH đứng đầu bảng xếp hạng các ĐH tốt nhất QS World, có đến 96% là ĐH đa ngành, đa lĩnh vực. Do đó, tôi cho rằng, việc nâng cấp mô hình thành ĐH đa ngành, đa lĩnh vực là cơ sở để đưa UEH nói riêng và giáo dục Việt Nam nói chung vươn tầm quốc tế", GS-TS Sử Đình Thành, Hiệu trưởng nhà trường, nói.

GS-TS Nguyễn Đông Phong, Chủ tịch Hội đồng trường, cũng nhấn mạnh: "Ngày nay, thực tiễn hội nhập, kỷ nguyên số, các thách thức toàn cầu dẫn đến sự phát triển tất yếu của mô hình ĐH đa ngành, với ưu tiên trang bị kiến thức chuyên môn đa ngành, đa lĩnh vực nhằm giải quyết các vấn đề đương đại và hành động vì sự phát triển bền vững. Xin khẳng định rằng đây là bước phát triển về nội lực, về chất chứ không chỉ dừng lại ở việc thay đổi tên gọi từ 'trường ĐH' thành 'ĐH'".

Với những thành tựu vốn có trong lĩnh vực kinh doanh, quản lý, kinh tế, luật, ngôn ngữ, UEH sẽ phát triển mở rộng các lĩnh vực mới như: máy tính, công nghệ và thiết kế theo hướng ứng dụng. Theo đó, hoạt động đào tạo, nghiên cứu theo hướng liên ngành; hợp tác quốc tế và kết nối cộng đồng theo hướng gắn liền với thực tiễn sẽ được thực hiện bởi các trường thành viên và phân hiệu dưới sự định hướng, quản trị thông suốt từ cấp ĐH, trên nền tảng các nguyên tắc chất lượng vốn có.

Trước đó, từ năm 2021, UEH đã xác định chiến lược phát triển trở thành ĐH đa ngành và bền vững với việc thành lập 3 trường thành viên gồm: Trường Kinh doanh UEH; Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước UEH; Trường Công nghệ và Thiết kế UEH cùng với Phân hiệu Vĩnh Long.

Quy mô đào tạo của ĐH Kinh tế TP.HCM hiện tại là hơn 36.000 người học, với 38 ngành trình độ ĐH, 19 ngành trình độ thạc sĩ và 14 ngành trình độ tiến sĩ. Trường đạt tiêu chuẩn châu Âu FIBAA về chất lượng đào tạo cấp cơ sở giáo dục ĐH đầu tiên tại Việt Nam cùng với 17 chương trình đào tạo đạt 2 tiêu chuẩn quốc tế là FIBAA và AUN-QA.

7 ĐH đa ngành, đa lĩnh vực của Việt Nam

Đến nay, Việt Nam có 7 ĐH với những mô hình khác nhau, gồm: ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Thái Nguyên, ĐH Huế, ĐH Đà Nẵng, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế TP.HCM.


Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap